Tủ bếp là trái tim của mọi căn nhà, nơi mà bạn nấu nướng, chia sẻ những bữa ăn và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên, khi bạn quyết định thiết kế hoặc cải tạo tủ bếp, có một số lỗi thường gặp có thể gây ra những khó khăn không cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu rõ 12 lỗi phổ biến khi làm tủ bếp, giúp bạn tránh những sai lầm đáng tiếc và tạo ra một tủ bếp hoàn hảo cho gia đình bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần biết để tạo ra không gian nấu nướng hoàn hảo và thời thượng.
Dùng không đúng loại gỗ, lắp tay nắm sai vị trí, thiếu ổ điện... là các lỗi cần lưu ý từ ban đầu khi thi công tủ bếp.Tủ bếp có tần suất sử dụng cao. Để đảm bảo độ bền và giúp người nội trợ thao tác thuận tiện, cần tránh các lỗi sau khi thi công:
Sử dụng không đúng chủng loại gỗ cho tủ bếp: Khoang chậu rửa và giá bát treo ở trên tủ luôn có hơi ẩm, sau một thời gian gỗ bị ngậm nước sẽ gây cong vênh, đặc biệt là gỗ ván dăm MFC, lõi xanh chống thấm... Vì vậy, gia chủ lưu ý đối với các khoang có tiếp xúc với nước, nên lắp lõi nhựa picomat sẽ khắc phục được tình trạng này.
Bắt tay nắm không đúng vị trí: Ví dụ, những khoang tủ ở trên mà lắp tay nắm ở giữa cánh, sẽ khiến người có chiều cao hạn chế gặp khó khăn mỗi lúc cần lấy đồ vật. Còn khoang tủ ở phía dưới lại bắt tay nắm ở giữa, cũng khiến người dùng phải cúi gập người mỗi khi sử dụng. Vị trí tay nắm nên được thiết kế tùy theo chiều cao và thói quen của người nội trợ.
Chia chức năng bên trong tủ không phù hợp: Việc quá tiết kiệm diện tích sẽ gây khó khăn khi trữ đồ dùng và lãng phí khoảng không. Ví dụ, các hộc tủ thấp quá có thể không để vừa chai nước mắm hoặc dầu ăn.
Bắt thiếu vít ở bản lề: Bản lề có 4 lỗ nhưng một số thợ chỉ bắt 2 để tiết kiệm thời gian. Sau một thời gian sử dụng, cánh sẽ bị xệ và nhanh hỏng. Vì vậy, gia chủ cần lưu ý kiểm tra và yêu cầu thợ lắp đủ các lỗ vít theo quy chuẩn.
Bản lề khoang chậu rửa một thời gian bị gỉ sét: Hiện tượng này thường do dùng chất liệu chưa phù hợp. Riêng khoang này, nên sử dụng bản lề loại tốt, ưu tiên inox 304 để chống gỉ.
Bơm silicon không kỹ quanh mép bàn đá - chậu rửa: Khâu thi công ẩu hạng mục này có thể dẫn đến hậu quả là sau một thời gian sử dụng sẽ ngấm nước xuống dưới.
Vành chậu rửa lồi trên mặt đá: Tình trạng này dẫn đến không gạt được hết nước trên bề mặt bàn xuống chậu rửa mỗi khi dọn vệ sinh. Khi thi công, gia chủ nên yêu cầu khoét đá làm 2 nấc để vành chậu rửa luôn bên dưới mặt đá, vừa đẹp vừa tiện dụng.
Ray ngăn kéo dính đầy bụi gỗ do thợ khoan vít để lại: Sau một thời gian ngắn sẽ gây han gỉ và bị kẹt, khó di chuyển. Vì vậy, cần chú ý khâu vệ sinh thật kỹ sau lắp đặt.
Chiều cao tủ bếp dưới quá 95 cm: Gia chủ đứng nấu nướng, thao tác rất khó khăn. Theo khảo sát chiều cao của đa phần phụ nữ Việt Nam, kích thước tủ bếp dưới nên từ 82-87 cm là phù hợp.
Thiếu vị trí ổ điện trên bàn bếp: Đây là tình trạng hay gặp ở các căn hộ chung cư, vì muốn tiết kiệm nên gây bất tiện khi sử dụng sau này. Lưu ý, khu vực bếp cần có ít nhất 3-4 ổ cắm cho nồi cơm, siêu nước, lò vi sóng, nồi chiên không dầu... Nếu có điều kiện, nên chuẩn bị thêm ổ cắm cho lò nướng, bếp từ, máy lọc nước ở tủ dưới, hút mùi ở tủ trên. Hạng mục này phải ghi nhớ từ khi lên kế hoạch xây dựng.
Mặt đá bàn bếp mỏng dưới 2 cm, không gia cố thêm thanh gỗ bên dưới: Đây là lỗi khá phổ biến khi thi công phòng bếp. Với lỗi này, gia chủ chỉ cần băm chặt mạnh là dễ gãy, hỏng mặt đá.
Lắp sai vị trí đèn chiếu sáng cho tủ bếp khoang dưới: Nếu lắp đèn trần, ánh sáng từ trên chiếu xuống hay bị khuất bóng. Giải pháp đúng là lắp đèn LED dạng dây hoặc thanh, ở ngay bên dưới của khoang tủ bếp phía trên, như vậy vùng sáng sẽ tập trung đúng chỗ.
Theo KTS Nguyễn Anh Tuấn
Copyright © 2021 Nội Thất Gia Dụng. Web design by Nina Co.,Ltd