Thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu của văn hoá dân tộc Việt Nam, đó không chỉ là một nghi lễ mà còn là biểu tượng của sự tôn trọng và tri ân đối với tổ tiên. Thờ cúng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là cách thể hiện lòng hiếu thảo và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người tiền bối đã xây dựng và giữ gìn văn hóa, truyền thống cho hậu thế. Nét đẹp văn hoá dân tộc Việt trong thờ cúng không chỉ hiện diện trong việc sắp xếp bàn thờ mộc mạc, trang trí bằng những hình ảnh và đồ vật linh thiêng mà còn trong những nghi lễ trang trọng, kỳ công và sâu sắc ý nghĩa. Thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp văn hoá mà còn là nét đặc trưng, là nguồn cảm hứng vô tận cho cuộc sống và con người Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ (các bậc tiền nhân) đã sinh thành, dưỡng dục và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu ngày nay.
Nhiều nghiên cứu cho rằng tập tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt được hình thành vào thời Bắc thuộc, cùng với những ảnh hưởng của văn hóa Hán. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý vô cùng sâu sắc. Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Họ có niềm tin rằng linh hồn của những người đã khuất vẫn còn hiện hữu ở thế giới này, và ảnh hưởng đến đời sống của con cháu. Người Việt cho rằng "chết chưa phải là hết", tuy thể xác tiêu tang nhưng linh hồn người đã khuất thì luôn luôn bất diệt, và thường ngự trên bàn thờ gia tiên để gần gũi, theo dõi, giúp đỡ con cháu. Vui mừng với những niềm vui của con cháu, gia hộ họ trong những lúc an nguy, khuyến khích con cháu làm nhiều điều tốt lành, thiện nguyện cũng như quở phạt họ vì những điều xấu xa, tội lỗi.
Thờ cúng tổ tiên - nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt
Hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ gia đình. Mối quan hệ giữa những người sống và người chết cùng chung huyết thống lại càng gắn bó sâu đậm hơn. Trong vòng hai, ba đời thì đó còn chất chứa nhiều kỷ niệm rất cụ thể và sâu sắc. Ông bà, cha mẹ dù đã qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm tưởng của con cháu, và con cháu luôn cảm thấy phải trách nhiệm với tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình cả về vật chất lẫn tinh thần - để có niềm tin và động lực sống tốt, sống đẹp với cuộc đời.
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống vô cùng đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Đay là loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát, mang lại nhiều ý nghĩa cuộc sống sâu sắc.
- Tập tục thờ cúng tổ tiên thể hiện được tính nhân văn của dân tộc Việt, những người đã khuất không bị lãng quên trong tâm tưởng của những người ở lại. Thể hiện tình cảm thiêng liêng, quý báu giữa con người với con người.
- Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt còn giúp duy trì được tình thân trong quan hệ thân tộc. Những ngày lễ, ngày Tết hay ngày giỗ chạp một người thân qua đời, còn là dịp để con cháu quây quần, hội tụ lại, trước là thắp ném hương tưởng nhớ người đã khuất, sau lại cùng nhau gặp gỡ hàn huyên để kết chặt mối thâm tình. Đây là việc làm thiết thực và cao quý trong việc thể hiện chữ hiếu của con người Việt.
- Sự tin tưởng rằng linh hồn của những người đã khuất vẫn ngự trên bàn thờ, có ảnh hưởng nhiều đến tư tường và hành động của những người đang sống. Con cháu luôn cảm thấy phải trách nhiệm sống tốt, sống đẹp để tổ tiên, ông bà, cha mẹ "nơi chín suối được an lòng". Do đó, nuôi dưỡng trong họ những quan niệm, tư tưởng sống đúng đắn, làm nhiều điều hướng thiện.
Bàn thờ luôn được đặt ở nơi trang nghiêm, thanh tịnh nhất
Với quan niệm “trần sao âm vậy”, "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn", người chết cũng như lúc sống, đều có những nhu cầu sinh hoạt như nhau, người sống cần nhà ở, thì người chết cũng cần một nơi cho linh hồn nương náu, nên con cháu đã lập ra bàn thờ để làm nơi tưởng nhớ, thờ cúng người đã khuất. Hãy cùng Nội Thất Gia Dụng tham khảo một số mẫu bàn thờ tổ tiên phổ biến hiện nay.
Bàn thờ đứng hiện đại là sản phẩm nội thất tâm linh hay được dùng trong gian thờ của mỗi gia đình hoặc nhà thờ tổ, nhà thờ họ của người Việt Nam. Sản phẩm được thiết kế với 4 chân trụ bám chắc, giúp sản phẩm chịu lực tốt. Thông thường các mẫu bàn thờ đẹp ngày nay sẽ có đủ bộ thờ bao gồm 1 bàn thờ chính và 1 tủ bàn thờ. Bàn thờ chính sẽ được thiết kế với kích thước khá lớn còn tủ thờ có kích thước nhỏ hơn. Tất cả các kích thước đồ thờ đều được đo đạc theo kích thước lỗ ban phong thuỷ. Bàn thờ được chạm khắc nhiều hoa văn đẹp mắt, thường thấy như các hình ảnh hoa sen, rồng phụng, những con chữ theo tín ngưỡng như vạn phúc, tứ quý, tứ linh. ... biểu tượng về sự an lạc hay ước mơ về sự may mắn hạnh phúc trong cuộc sống.
Bàn thờ đứng phổ biến với đa dạng kích thước
Sản phẩm được chế tác từ chất liệu gỗ tự nhiên mộc mạc đem lại nét gần gũi, thân thuộc với chất liệu bền bỉ với thời gian cùng những hoạ tiết được chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo qua bàn tay của các nghệ nhân. Hay mẫu bàn thờ từ gỗ công nghiệp lại phổ biến với ưu điểm giá thành hợp lý, phù hợp với ngân sách đại đa số người dân.
Sản phẩm nội thất bàn thờ chung cư thường được ưu tiên thiết kế với kích thước khá nhỏ gọn để phù hợp với bài toán diện tích nhỏ hẹp thường thấy của các căn hộ chung cư, tuy nhiên vẫn đảm bảo chuẩn kích thước lỗ ban phong thuỷ. Bàn thờ chung cư thông thường sẽ kèm theo bàn thờ phụ (bàn thờ mẹ con) hoặc đôn, gụ đi kèm đặt bên dưới để thuận tiện sắp xếp đồ thờ cúng vào các dịp có giỗ, Tết.
Bàn thờ chung cư với kích thước nhỏ gọn đặc trưng
Khi xu hướng nội thất thông minh lên ngôi, người ta lại sản xuất những sản phẩm kết hợp nhiều công năng để tối ưu diện tích ví dụ như thiết kế bàn thờ kèm theo kệ đựng ti vi độc đáo.
Tủ thờ kết hợp kệ tivi độc đáo cho không gian phòng khách
>> Xem thêm Nội thất thông minh trong xu hướng cuộc sống hiện đại
Bàn thờ ô xa, chấp tải là loại bàn thờ được chạm khắc tinh xảo, công phu với các hoạ tiết trang trí đẹp mắt được đục đẽo, chạm khắc thủ công. Phần yếm của bàn thờ được chia thành các ô, mỗi ô là một bức tứ quý tứ linh, cuốn thư, cá chép hổ phù rất tinh xảo. Được sơn son thiếp bạc, thiếp vàng để tăng phần uy nghi và trang trọng cho không gian bàn thờ. Do vậy giá thành của dòng sản phẩm này thường cao hơn so với các mẫu bàn thờ khác. Chất liệu sử dụng thường gỗ mít, gỗ sồi, gỗ hương, gỗ vàng tâm... với những đường vân gỗ đẹp, hương thơm thoang thoảng ấn tượng khó phai.
Bàn thờ ô xa được thiết kế rất tinh xảo với nhiều ô kính, bên trong các ô có các hoa văn họa tiết chạm khắc tinh xảo đẹp mắt, được bảo quản trong các ô kính nên sản phẩm có độ bền cao, giữ được nét đẹp của các đường nét chạm khắc và màu sơn theo thời gian. Trong khi đó, bàn thờ chấp tải thường được bài trí ở những gian thờ có diện tích rộng rãi với thiết kế sử dụng nhiều hoa văn, họa tiết được chạm khắc tinh xảo cầu kì, thường được chạm theo nhiều điển tích như một bức tranh. Đây là dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến cho các nhà thờ tổ, nhà thờ họ thường được đi kèm cùng với hoàng phi câu đối và có bộ đồ thờ cúng đầy đủ hơn.
Bàn thờ ô xa lộng lẫy, mang nét vẻ trang nghiêm, sang trọng.
Án gian thờ hay còn gọi là hương án là một kiểu bàn thờ chạm khắc họa tiết tinh xảo, bắt mắt, hoặc sơn son thếp bạc, thếp vàng hay sơn phủ bình thường. Án gian là một loại bàn thờ đứng, thiết kế đẹp, tỉ mỉ và cầu kỳ hơn so với các loại bàn thờ thông thường, thường có 4 chân theo lối đứng, quỳ (10 -12-14cm). Án gian thờ được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao, lại phù hợp với nhiều không gian, từ phòng thờ đến việc kết hợp với phòng khách, phòng bếp,...
Hiện nay, đa số các gia đình đều có xu hướng đưa bát hương ông công vào cùng bàn thờ gia tiên và được đặt ở vị trí cao hơn nên việc mua bàn án gian thờ nhị cấp, tam cấp có độ cao dạng cấp bậc là rất phù hợp. Bát hương đặt ở vị trí cao cấp khác nhau theo thứ tự quy định nhất định. Bàn án gian thờ nhị cấp, tam cấp cũng thuận tiện hơn nếu gia đình muốn bày biện thêm đa dạng các loại đồ thờ cúng như lư đồng đại phát, đỉnh thờ hay ngai thờ, ỷ thờ,...
Mẫu án gian thờ đẹp mắt
Án gian thờ được thiết kế đa dạng nhiều mẫu mã như chân quỳ đầu rồng, án gian thờ chân chữ vạn thọ, án gian thờ tứ linh khắc bốn linh vật Long - Ly - Quy - Phượng, án gia thờ chạm khắc tứ quý... với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau. Thông thường được làm từ các loại chất liệu: gỗ sồi, sỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ thị, gỗ hương... có độ bền cao cùng những vân gỗ đẹp độc đáo.
Bàn thờ treo tường ngày càng được ưa chuộng bởi tính tiện nghi, nhỏ gọn, phù hợp với không gian thờ cúng của nhiều gia đình Việt trong lối sống hiện đại ngày nay. Đây là mẫu sản phẩm được thiết kế để có đính lên tường nhà, thường được đặt ở vị trí trung tâm ở trên cao, vừa trang nghiêm, yên tĩnh vừa tránh được việc ngịch ngợm của trẻ nhỏ và những ồn ào, va đập khi sinh hoạt bên dưới.
Các mẫu bàn thờ treo tường hiện đại này thường được thiết kế nhỏ gọn để đựng vừa đủ các loại đồ thờ cúng. Ngày xa xưa, người ta làm bàn thờ này bằng cách xây dựng với vật liệu vôi vữa.Ngày nay, phổ biến hơn cả là những mẫu bàn thờ treo tường chất liệu gỗ với các hoạ tiết đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa tiện lợi hơn nhiều. Đây là dòng nội thất đồ thờ thích hợp cho những ngôi nhà, căn hộ có diện tích khiêm tốn.
Mẫu bàn thờ treo tường hiện đại, phù hợp cho căn hộ nhỏ hẹp
>> Xem thêm Chọn kích thước bàn thờ treo tường hợp phong thuỷ