Tìm Hiểu Văn Hóa Không Gian Linh Thiêng Với Bàn Thờ Gia Tiên của người Việt.

Ngày đăng: 11/03/2024 02:25 PM

    Mỗi gia đình Việt Nam đều không thể thiếu bàn thờ gia tiên, bàn thờ gia tiên đã được lưu truyền từ rất lâu, từ đời này qua đời khác. Bàn thờ gia tiên thể hiện lòng biết ơn, sự tưởng nhớ, hiếu thảo, tôn kính của con cháu tới tổ tiên.  Trong cuộc sống hối hả ngày nay, chúng ta thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc và nhiệm vụ hàng ngày, đôi khi quên mất đi sự quan trọng của việc duy trì không gian linh thiêng trong gia đình. Bàn thờ gia tiên không chỉ là nơi thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên mà còn là nguồn động viên tinh thần trong cuộc sống hàng ngày. Bạn đã bao giờ tự hỏi về cách tạo ra một không gian linh thiêng đầy ý nghĩa cho bàn thờ gia tiên của mình chưa? Hãy cùng nhau khám phá những bí quyết và ý tưởng tuyệt vời để tạo nên không gian linh thiêng, nơi hòa mình vào bình yên và truyền đạt tình cảm sâu sắc từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    bàn thờ gia tiên

    Ý nghĩa bàn thờ gia tiên

    Bàn thờ gia tiên là nơi thắp hương, thờ cúng, tưởng nhớ tới tổ tiên trong gia đình mình, trong nhiều trường hợp bàn thờ gia tiên thờ ông thổ địa, ông thần tài. Tuy nhiên bàn thờ đều được bài vị, hương án các đồ thờ tự như: chân nến, đỉnh đồng, bát đĩa, bát hương, ấm chén, bình rượu.

    Trong gia đình Việt Nam bàn thờ gia tiên là nơi rất được coi trọng, chăm chút, bởi ý nghĩa tâm linh còn nằm trong bàn thờ mang cho gia đình, con cháu tài lộc, ăn nên làm ra, khỏe mạnh. Hầu hết trong các ngày giỗ, ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, ngày tết đều mua đồ thắp hương bày lên bàn thờ. Hay mỗi khi người trong gia đình đi xa, thực hiện việc quan trọng cũng sẽ thắp hương mong tổ tiên phù hợp, bảo vệ, đây chính là nơi liên kết giữa những người trong nhà với tổ tiên.

    >>>Xem thêm: Khám Phá Ý Nghĩa Thiêng Liêng Của Bàn Thờ Gia Tiên

    Bàn thờ tổ tiên theo văn hóa Việt Nam

    Bàn thờ phật

    Vị trí cao nhất trong phòng thờ luôn là nơi đặt bàn thờ bật. Tại bàn thờ phật có ảnh vị Phật thờ, chính giữa có lư trầm hoặc bát nhang. Bên cạnh đó có 3 chung nước, đĩa trái vây, bình bong, đèn điện hoặc đèn cày. Khu cúng thờ Phật, tuyệt đối không bày giấy tiền và đồ mặt chỉ dùng đồ chay.

    Bàn thờ thần linh

    Bát nhang của bàn thờ thần linh cao hơn hai bát nhang còn lại và được đặt chính giữa, và được đặt cùng bàn thờ gia tiên. Thường chỉ là chữ Thần Tiên Linh Ứng hoặc một chữ Thần, Thần ở đây bao gồm: Thành Tào Phán Quan, Quan Đương Niên Hành Khiến hàng năm, Tiền hậu Địa chủ Tài Thần, Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần, Ngài bản xứ Thần Linh Thổ địa, Thần hoàng bản xứm,...

    Bát hương thờ Cửu Huyền Thất Tổ

    Được hiểu là bát nhang thờ 4 dòng họ nội ngoại các đời, bát hương là nội ngoại tôn thân để thờ nhiều đời tứ thân phụ mẫu của cả bên ngoại và bên nội. Thường được bày trí tại tay trái người đứng lễ, ảnh thờ và bài vị được đặt phía sau, khay sức dài cùng 3 chén nước được đặt phía trước,...

    bàn thờ phật

    Bát nhang Bà Cô - Ông Mãnh Tổ

    Bát nhang thờ nhiều đời bên ngoại và bên nội, những người mất trẻ, chưa có gia đình. Thường gia đình thường thờ cúng mong rằng sẽ phù hộ, bảo vệ con cháu. Bên phải tay người cúng sẽ là nơi đặt bát nhang, khay sứ cùng 3 chén nước được đặt phía trước, bên cạnh là bình bông là màu trắng, bắt buộc có bình bông, điều này tượng trưng cho sự thuần khiết vì chưa lập gia đình.

    Bàn thờ gia tiên lưu ý gì ?

    bàn thờ gia tiên giá rẻ

    Trong hành trình khám phá văn hóa không gian linh thiêng và bàn thờ gia tiên của người Việt, chúng ta đã được chứng kiến sự hòa quyện giữa truyền thống và tâm linh. Từ những nghi lễ tôn kính tổ tiên đến không gian linh thiêng, mỗi nét văn hóa đều là một câu chuyện ý nghĩa về bản sắc dân tộc. Hãy cùng nhau chia sẻ ý kiến và trải nghiệm cá nhân về bài viết này bằng cách để lại bình luận dưới đây. 

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline